Công nghệ xanh giúp cải thiện môi trường tại các làng nghề tái chế nhựa

Hoạt động sản xuất tại các làng nghề tái chế nhựa đã và đang mang lại nhiều lợi ích như việc làm, phát triển về kinh tế – xã hội cho các hộ dân ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, các làng nghề hiện nay gây ra không ít tác động tiêu cực tới môi trường.

VNCPC

Ứng dụng than sinh học trong cải tạo đất

Dự án “Thúc đẩy mô hình kinh doanh hệ thống nhiệt phân quy mô nhỏ tại Việt Nam” thuộc khuôn khổ “Chương trình KCN sinh thái toàn cầu (GEIPP)” – Việt Nam do SECO tài trợ thông qua UNIDO. Dự án nhằm thúc đẩy thương mại hóa công nghệ nhiệt phân tại Việt Nam với 3 mục tiêu chính: Nhận diện “công nghệ xanh” và nâng cao nhận thức về công nghệ nhiệt phân; Nghiên cứu khả thi và xây dựng các mô hình kinh doanh; Thúc đẩy thị trường than sinh học tại Việt Nam.

Ứng dụng than sinh học trong canh tác nông nghiệp giúp cải thiện chất lượng đất một cách tự nhiên, tăng cường năng suất cây trồng và giảm thiểu biến đổi khí hậu – đang là một hướng đi mới đầy hứa hẹn trong xây dựng và phát triển một nền nông nghiệp sạch, bền vững.

VNCPC

Tín dụng xanh – “Vì một tương lai xanh” VTV3 – 28/04/2015

“Vì một tương lai xanh” bao gồm một chuỗi các chương trình hành động xanh do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng Đài truyền hình Việt Nam phát trên kênh VTV3 lúc 06h55 từ thứ 2 tới thứ 6 hàng tuần.

Chương trình Tín dụng xanh được ghi hình tại Hợp tác xã gạch ngói Việt Tiến, tại xã Dân Tiến, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Đây là một doanh nghiệp điển hình đã đăng ký thành công dự án thay đổi công nghệ với Quỹ Ủy thác tín dụng xanh tại Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC). Dự án trị giá khoảng 5 tỷ đồng nhằm đầu tư xây dựng dây truyền sản xuất gạch không nung đảm bảo thân thiện và bảo vệ tài nguyên đất thay thế cho lò gạch đất nung gây ô nhiễm môi trường và sử dụng nhiều đất nông nghiệp, trong đó Quỹ GCTF bảo lãnh 50% giá trị khoản vay tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB). Ngoài ra, công ty cũng đã được thụ hưởng khoản trả thưởng tương đương với 25% giá trị tín dụng (tương đương 1 tỷ 250 triệu đồng).

Chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam

Dự án SUPA, do Liên minh Châu Âu tài trợ, được thực hiện bởi VNCPC phối hợp cùng WWF Áo, WWF Việt Nam và VASEP, nhằm hỗ trợ ngành công nghiệp cá tra hướng tới sự phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường ở Việt Nam.

Giới thiệu Trung tâm Sản xuất sạch hơn (VNCPC) – Bản tin Công nghệ và Đời sống – VTV1